Những cá nhân nào có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
29/03/2024 18:15 PM

Cho tôi hỏi, theo pháp luật về dân sự hiện hành những cá nhân nào có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh? – Quang Thái (Phú Yên)

Những cá nhân nào có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh?

Những cá nhân nào có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh? (Hình từ internet)

Theo Luật Cạnh tranh 2018, tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Tố tụng cạnh tranh hiện nay được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này;

- Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

Những cá nhân nào có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh?

Theo Điều 58 Luật Cạnh tranh 2018, bên cạnh các cơ quan (Gồm: Ủy ban cạnh tranh quốc gia, hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh) thì những cá nhân sau sẽ có quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh:

- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

- Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

- Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

- Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

- Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;

- Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

- Thư ký phiên điều trần.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của một số cá nhân trong tiến hành tố tụng cạnh tranh

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

Theo Điều 62 Luật Cạnh tranh 2018, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

- Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan đến nội dung vụ việc theo đề nghị của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

- Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

- Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra;

- Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;

- Quyết định gia hạn điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra;

- Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh;

- Tham gia phiên điều trần;

- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018.

**Kết thúc quá trình điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh; chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.

- Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh.

- Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.

- Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Tham gia phiên điều trần.

- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật.

- Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra.

- Báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra.

- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018.

(Điều 63 Luật Cạnh tranh 2018)

Thư ký phiên điều trần

Theo Điều 64 Luật Cạnh tranh 2018, nhiệm vụ quyền hạn của Thư ký phiên điều trần được quy định như sau:

- Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên điều trần.

- Phổ biến nội quy phiên điều trần.

- Báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên điều trần.

- Ghi biên bản phiên điều trần.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,102

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]