Theo đó, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển giao thông đường thủy nội địa được quy định như sau:
- Được tiếp cận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm kết nối thuận lợi, hiệu quả đến các phương thức vận tải khác, đặc biệt là với hệ thống cảng biển.
(Hiện hành theo Quyết định 47/2015/QĐ-TTg , vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách, vận tải công-ten-nơ).
- Ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải chính theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát và quy hoạch các bến khách ngang sông:
Tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển đầu tư loại hình giao thông khác vào quy hoạch của địa phương, để đảm bảo việc đầu tư mới các bến khách này phù hợp với khoản 2 Điều 12 Luật Đầu tư công 2020 trong trường hợp sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư.
Quyết định 21/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 25/12/2022, bãi bỏ Quyết định 47/2015/QĐ-TTg ngày 05/10/2015.