Lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa năm 2023
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
- Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
+ Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
(Điều 58 Luật Việc làm 2013, Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013, trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 29.800.000 đồng.
- Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013, trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa như sau:
|
Mức lương tối thiểu vùng |
Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa |
Vùng I |
4.680.000 |
93.600.000 |
Vùng II |
4.160.000 |
83.200.000 |
Vùng III |
3.640.000 |
72.800.000 |
Vùng IV |
3.250.000 |
65.000.000 |
- Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013, trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 36.000.000 đồng.
- Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013, trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa như sau:
|
Mức lương tối thiểu vùng |
Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa |
Vùng I |
4.680.000 |
93.600.000 |
Vùng II |
4.160.000 |
83.200.000 |
Vùng III |
3.640.000 |
72.800.000 |
Vùng IV |
3.250.000 |
65.000.000 |
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp năm 2022? Đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Người lao động thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì mới được hỗ trợ học nghề?
Diễm My