Theo đó, tổng tín dụng
tính đến 30/4/2012 là 2.617.320 tỷ đồng, giảm 0,59% so với cuối năm
2011. Trong đó, tín dụng cho công nghiệp chế biến, chế tạo có tăng
trưởng 5,19% lên 607.846 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư
nợ toàn hệ thống.
Tổng
huy động từ dân cư có mức tăng mạnh 11,78% trong 4 tháng, lên
1.449.453 tỷ đồng trong khi tiền gửi của doanh nghiệp lại giảm 5,6%
xuống 1.084.405 tỷ đồng.
Tính tổng, huy động từ dân cư và doanh nghiệp tăng 88 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% lên 2.533.858 tỷ đồng.
Theo
đánh giá của ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân
tích và Tư vấn đầu tư - Khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Sài
Gòn (SSI Research), tiền gửi doanh nghiệp giảm có thể giải thích bằng
hai nguyên nhân.
Thứ nhất, các doanh nghiệp rất thiếu vốn nên đã tích
trữ tiền để cho vay lẫn nhau mà không qua hệ thống ngân hàng. Thứ hai,
kinh tế khó khăn khiến lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp giảm làm
lượng tiền gửi ngân hàng cũng giảm.
Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán đến cuối tháng 4 là 3.035.790 tỷ đồng, tăng 3,14% (92 nghìn tỷ đồng), thấp hơn mức tăng của huy động.
Theo
nhận định của SSI Research, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và
huy động có thể giải thích được bằng việc Ngân hàng Nhà nước đã bơm
khoảng 180 nghìn tỷ đồng ra thị trường để mua USD. Nếu trừ đi lượng tiền
hút về qua OMO và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (120-140 nghìn tỷ đồng)
thì lượng tiền chưa hút về vẫn còn 40-60 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ tín dụng/huy động
toàn hệ thống đến 30/4 là 86%, tương đối cao so với tỷ lệ 80% theo
Thông tư 13. Điều đáng nói là tỷ lệ này ở khối ngân hàng thương mại Nhà
nước là 107,8% trong khi ở khối ngân hàng thương mại cổ phần chỉ là
77,6%.
Như
vậy, khối ngân hàng thương mại Nhà nước có vẻ đang hoạt động “thiếu an
toàn” hơn so với khối ngân hàng thương mại cổ phần. Điều này cũng thể
hiện ở tỷ lệ an toàn vốn của khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 10,8%
trong khi của khối ngân hàng thương mại cổ phần là 14,2%.
Trong
các khối ngân hàng, khối ngân hàng liên doanh và nước ngoài có tỷ lệ an
toàn vốn cao nhất 32,54%, còn tỷ lệ an toàn vốn tính chung của hệ thống
là 14,55% (cao hơn khá nhiều mức an toàn 9% quy định tại Thông tư 13).
Nhờ
có các đợt tăng vốn do phát hành cho cổ đông nước ngoài và trong nước
mà vốn tự có của khối ngân hàng thương mại Nhà nước tăng 12,5% trong 4
tháng, cao hơn mức 5,55% của ngân hàng thương mại cổ phần. Dù vốn tăng
nhanh nhưng tỷ lệ sinh lời ROA và ROE của ngân hàng thương mại Nhà nước
vẫn cao, 0,43% và 4,87%, gần gấp đôi so với ROA và ROE của khối ngân
hàng thương mại cổ phần (0,23% và 2,51%).
Tổng tài sản
toàn hệ thống cuối tháng 4 giảm 1,83% xuống còn 4.868.649 tỷ đồng. Mức
giảm diễn ra ở cả ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại
cổ phần, nhưng mức giảm của ngân hàng thương mại Nhà nước thấp hơn
(-1,74%) so với mức giảm 2,3% của ngân hàng thương mại cổ phần.
Top 9 ngành kinh tế có dư nợ tín dụng cao nhất tính đến ngày 30/4/2012: