Bảng lương thanh tra viên năm 2023

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
07/12/2022 11:32 AM

Tôi được biết vừa có quyết định tăng lương cơ sở. Vậy bảng lương thanh tra viên năm 2023 thay đổi như thế nào? – Thùy Dung (Đà Nẵng)

Bảng lương thanh tra viên năm 2023

Bảng lương thanh tra viên năm 2023

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Bảng lương thanh tra viên năm 2023

Các ngạch công chức thanh tra viên được áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

- Ngạch Thanh tra viên cao cấp áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

- Ngạch Thanh tra chính áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Ngạch Thanh tra viên áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

1.1. Bảng lương thanh tra viên từ 01/01/2023 đến 30/6/2023

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Như vậy, bảng lương thanh tra viên từ 01/01/2023 đến 30/6/2023 như sau:

- Ngạch Thanh tra viên cao cấp:

Hệ số

Mức lương

6.20

9.238.000

6.56

9.774.400

6.92

10.310.800

7.28

10.847.200

7.64

11.383.600

8.00

11.920.000

- Ngạch Thanh tra viên chính:

Hệ số

Mức lương

4.40

6.556.000

4.74

6.556.000

5.08

7.569.200

5.42

8.075.800

5.76

8.582.400

6.10

9.089.000

6.44

9.595.600

6.78

10.102.200

- Ngạch Thanh tra viên:

Hệ số

Mức lương

2.34

3.486.600

2.67

3.978.300

3.00

4.470.000

3.33

4.961.700

3.66

5.453.400

3.99

5.945.100

4.32

6.436.800

4.65

6.928.500

4.98

7.420.200

1.2. Bảng lương thanh tra viên từ 01/7/2023

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng.

Như vậy, bảng lương thanh tra viên từ 01/7/2023 như sau:

- Ngạch Thanh tra viên cao cấp:

Hệ số

Mức lương

6.20

11.160.000

6.56

11.808.000

6.92

12.456.000

7.28

13.104.000

7.64

13.752.000

8.00

14.400.000

- Ngạch Thanh tra viên chính:

Hệ số

Mức lương

4.40

7920000

4.74

8.532.000

5.08

9.144.000

5.42

9.756.000

5.76

10.368.000

6.10

10.980.000

6.44

11.592.000

6.78

12.204.000

- Ngạch Thanh tra viên:

Hệ số

Mức lương

2.34

4.212.000

2.67

4.806.000

3.00

5.400.000

3.33

5.994.000

3.66

6.588.000

3.99

7.182.000

4.32

7.776.000

4.65

8.370.000

4.98

8.964.000

2. Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên

Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

- Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

- Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;

- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

(Điều 32 Luật Thanh tra 2010)

3. Những việc thanh tra viên không được làm

Thanh tra viên không được làm những việc sau đây:

- Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;

- Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 Luật Thanh tra, cụ thể:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.

+ Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.

+ Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

+ Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.

+ Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

+ Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.

+ Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

+ Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

- Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;

- Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.

(Khoản 1 Điều 3 Nghị định 97/2011/NĐ-CP)

Xem thêm: Thanh tra viên là ai? Tiêu chuẩn của Thanh tra viên hiện nay

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với thanh tra viên được áp dụng cho các đối tượng nào? Mức phụ cấp là bao nhiêu?

Để được bổ nhiệm thanh tra viên cán bộ công chức cần phải có bao nhiêu năm công tác? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm thanh tra viên cần những gì?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 16,257

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]